Theo thống kê tin tức online tổng hợp từ phía các nhà mạng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 30 triệu thuê bao chưa hoàn thành việc cập nhật thông tin theo yêu cầu của Nghị định 49. Số lượng thuê bao viettel này có nguy cơ sẽ bị cắt liên lạc 1 chiều, thậm chí là thanh lý hợp đồng theo quy trình của quy định này.
Phía các nhà mạng cho biết, mặc dù đã dù tiến hành thông báo bằng tin nhắn đến từng khách hàng từ khoảng 1 tháng trước nhưng phải đến ngày 24/4 – thời điểm đầu tiên được công bố là hạn cuối cho việc cung cấp thông tin thuê bao thì mới có nhiều khách hàng vẫn không nắm rõ hoặc chưa chịu sắp xếp thời gian để hoàn thành. Việc này dẫn đến tình trạng một loại người dùng đồng loạt đổ xô tới các đại lý nhà mạng trong cùng một thời điểm khiến công tác phục vụ gặp nhiều khách hàng. Theo nhà mạng cho biết, việc cập nhật thông tin cá nhân thuê bao nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng về pháp lí, tuy nhiên một số khác cho rằng đều này bất lợi cho họ vì chính quyền có thể tìm ra những đối tượng tham gia cá độ hay soi kèo bóng đá vì họ dùng số điện thoại của mình để đăng kí hoặc liên hệ với nhân viên hỗ trợ.
Vì vậy, vào ngày 22/4, phía VinaPhone và MobiFone đã chủ động thông báo tới khách hàng về việc gia hạn hỗ trợ kê khai thông tin thuê bao từ ngày 24/3 sang ngày 15/5 để giúp cả hai bên thuận lợi hơn trong công tác này.
Đối với nhà mạng Viettel, ngày 23/4, đại diện tại các chi nhánh đã in thông báo tiếp tục hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin thuê bao viettel sau ngày 24/4 và không đặt mốc thời hạn cụ thể cho việc cập nhật thông tin thuê bao ngày cuối cùng. Lời hứa của nhà mạng quân đội là phục vụ sau thời điểm 24/4 cho đến khi có hướng dẫn khác từ phía Bộ Thông tin truyền thông. Điều này được xem là hợp lý khi Viettel hiện đang chiếm số lượng lớn người dùng trên thị trường và với hành động này chắc chắn Viettel Telecom sẽ ghi thêm điểm trong mắt người dùng. Một số cá nhân và tổ chức không hài lòng với nghị định 49 này, với số lượng thuê bao di động khổng lồ tại Việt Nam như hiện nay, việc cập nhật thông tin thuê bao là một việc tốn rất nhiều thời gian. Việc chấm dứt hợp đồng với một số cá nhân không cập nhật thông tin sẽ gây thiệt hại không chỉ cho nguồi sử dụng thuê bao mà còn cho các tổ chức tín dụng – họ thường gửi tin nhắn nhắc người vay tiêu dùng mỗi khi đến hạn thanh toán.
Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ di động cần nhớ kĩ quy trình dừng phục vụ đối với thuê bao chưa cập nhật thông tin theo Nghị định 49 gồm các bước:
+ Nhà mạng thông báo liên tục yêu cầu thuê bao cập nhật lại thông tin tối thiểu trong 5 ngày, mỗi ngày tối thiểu một lần.
+ Sau 15 ngày từ khi gửi thông báo đầu tiên, nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu thì nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 1 chiều và tiếp tục khoá 2 chiều nếu sau 15 ngày không thực hiện.
+ Kể từ thời điểm thuê bao bị khoá 2 chiều, nhà mạng sẽ ra thông báo thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu khách hàng không thực hiện.
+ Sau 30 ngày kể từ khi khoá hai chiều, nếu cá nhân hoặc tổ chức không làm theo thì nhà mạng mới được phép thanh lý hợp đồng theo quy định.
Trả lời